Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

4 Trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh

Đối với các  bậc cha mẹ, trò chơi gì giúp con thông minh hơn,luôn là một câu hỏi lớn đặt ra trong đầu. Đối với các bé, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi, mọi người xung quanh đều là bạn chơi;
 tuy vậy không phải cha mẹ nào cũng biết cách chấp nhận và sống chung với điều đó một cách vui vẻ. Trong khuân khổ bài viết này,mình xin chia sẻ  4 trò chơi kinh điển giúp trẻ nhỏ phát triển các giác quan, trí tưởng tượng, tiến tới phát triển trí thông minh toàn diện.

>>> 5 loại thực phẩm làm giảm IQ ở trẻ
>>> Học nhạc sớm sẽ giúp trẻ thông minh hơn

1. Vẽ bằng những ngón tay

Trò chơi này dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên – khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ chỉ cần lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không dây bẩn ra nhà.
Vẽ bằng tay sẽ kích thích phát triển sự sáng tạo ở trẻ

Chỉ mỗi việc thấy các ngón tay mình tạo ra những hình dạng đủ sắc màu trên giấy là đã đủ cho bé vui lắm rồi. Mẹ hãy dùng sự sáng tạo của mình để tưởng tượng ra những hình dáng đồ vật, con vật quen thuộc từ các hình vẽ của bé để khen thưởng bé, việc này sẽ giúp kích thích trí thông minh  và sáng tạo của con lắm đấy!

2. Thạch sắc màu

Vừa là trò chơi, vừa là đồ ăn vặt nhiều bé rất thích, thay vì những viên thạch đơn sắc, mẹ hãy thêm chút thời gian để đổ thạch 7 sắc cầu vồng cho bé nhé! Trước khi ăn chỉ cần mẹ nhớ rửa tay bé thật sạch, vậy là hai mẹ con có thể thoải mái vừa chơi vừa học.
Bé sẽ học được bài học về màu sắc, về chất liệu mềm dẻo với thạch sắc màu
 
Bé sẽ học được bài học về màu sắc, về chất liệu mềm dẻo, rồi khi ăn mẹ có thể dạy bé tách từng lớp thạch ra ăn sẽ rất thú vị. Bạn đừng quên kể cho bé nghe câu chuyện về chiếc cầu vồng đẹp lung linh sẽ xuất hiện sau mỗi cơn mưa nhé, bé sẽ thấy hứng thú hơn mỗi khi trời mưa để được đợi cầu vồng xuất hiện.

Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, khi cho bé ăn món này cần có sự giám sát của người lớn.

3. Cát hay bột nặn?

Trẻ em thường thích chơi với cát, và chúng cũng thích các loại bột nặn – việc này giúp trẻ có được kĩ năng sử dụng đôi tay khéo léo và cũng góp phần không nhỏ kích thích trí tưởng tượng của các bé. Thay vì đi tới tiệm đồ chơi và mua những loại bột nặn đắt tiền, hãy tự chế bột nặn an toàn cho bé, thêm vào ít cát sạch, vậy là bé sẽ có thêm cực nhiều trò chơi mới!
Nặn sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ
4. “Đại dương” trong tầm tay

Với một chiếc khay nướng bánh to, khay đá hoặc một bát tô, bạn sẽ làm cho bé bận rộn hàng giờ liền với việc tạo một “đại dương thu nhỏ” bằng cách cho các con thú nhỏ vào bát, thêm nước, bỏ vào tủ đá và tạo đông.

Sau khi đá đã đông lại, bạn có thể lấy ra, để vào bồn tắm hoặc chậu thật to để bé chơi trò “giải cứu” các con vật khỏi kỷ băng hà lạnh lẽo. Giải cứu tới đâu bạn hãy cùng bé gọi tên các con vật, mô tả tiếng kêu của chúng tới đó nhé!


Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

5 Loại thực phẩm làm giảm IQ của trẻ

Khi nói đến dinh dưỡng, ai cũng biết rằng có những  thực phẩm giúp thông minh, tránh thừa cân, kích thích chức năng nhận thức của não bộ, tăng cường trí nhớ… Ngoài ra, cũng có một số thực phẩm được cho là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của bộ não của trẻ,làm giảm trí thông minh ở trẻ , ví dụ như không giúp trẻ phát huy được tính sáng tạo, nói cách khác là làm giảm trí thông minh của trẻ.

>> Những thục phẩm làm tăng trí thông minh ở trẻ
>> 3 Loại trí thông mình vàng ở trẻ
>> 8 bước đơn giản để giúp trẻ thông minh hơn
Các chuyên gia thực phẩm hàng đầu cho rằng trẻ em nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đó để giảm thiểu tác hại tiêu cực của chúng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ danh sách 5 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sự thông minh và sáng tạo của con.

1. Thực phẩm ăn vặt

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học Montreal (Mỹ) đã tiết lộ rằng đồ ăn vặt có thể làm thay đổi các hóa chất trong não, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến lo âu, hồi hộp. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine, một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo và khả năng ghi nhớ.

Chính vì vậy, trẻ em càng không nên ăn các món ăn vặt có chứa quá nhiều chất béo.

2. Thực phẩm nhiều đường

Không chỉ trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Mặt khác, đường cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi.

Đây là lý do tại sao các mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như bánh kẹo có chứa xi-rô ngô hay chất fructose.

3. Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn

Hầu như tất cả các thực phẩm chế biến sẵn đều có có chứa hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản… và các chất này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hành vi và chức năng nhận thức ở cả người lớn và trẻ em do hóa chất gây ra.

Các loại thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn nếu được tiêu thụ quá mức sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho trẻ em vì não trẻ luôn trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.




4. Thực phẩm quá mặn

Ai cũng biết rằng ăn mặn ảnh hưởng đến huyết áp và gây cản trở cho sức khỏe của tim mạch. Tuy nhiên, ít ai nào biết rằng,  thực phẩm có chứa một lượng muối (natri) lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng suy nghĩ của con người. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người!

Trẻ em là đối tượng cần bổ sung những thực phẩm bổ não nhất để. Chính vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng tạo cho con thói quen ăn mặn để tránh hại não của con.

5. Thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo

Nhiều cha mẹ vô tình cho con ăn phải những đồ ăn, thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo mà không hề biết rằng, chất ngọt này sẽ hủy hoại sức khỏe não bộ của con rất nhiều.

Đúng là chất ngọt nhân tạo chứa calo ít hơn, thực sự chúng lại có thể gây hại nhiều hơn có lợi! Nếu tiêu thụ trong một thời gian dài, chất ngọt nhân tạo này có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ.

Những loại thực phẩm làm tăng IQ ở trẻ nhỏ


Não bộ ở trẻ phát triển rất nhanh vào những năm đầu đời,vì vậy cho trẻ ăn thế nào cho đúng cách để tăng trí thông minh ở trẻ là một vấn đề bất kể bậc cha mẹ nào cũng quan tâm.Khi lên thực đơn cho bé, đừng quên rằng sự phát triển trí tuệ của bé phụ thuộc vào những gì bé ăn.
>> Trắc nghiệm đánh giá khả năng trí tuệ ở trẻ
>> 8 bước đơn giản để giúp trẻ thông minh hơn
>>10 thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn

Những nghiên cứu khoa học mới nhất đã chứng minh rằng sự ăn uống cân bằng, khoa học và những thực phẩm “đúng” có thể giúp trẻ trở nên thông minh hơn, siêng năng hơn và tập trung hơn.Trong khuân khổ bài viết này,tác giả sẽ chia sẻ một số loại thực phẩm làm tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ

1. Dầu cá (dầu cá hồi, cá trích, cá ngừ)

Hơn một nửa thành phần của bộ não trẻ là lipids và có đến 65% số đó là axit béo thuộc họ Omega 3. Những axit béo này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phát triển tế bào não cũng như các hoạt động của nơ-ron thần kinh. Dầu cá, nhất là dầu cá hồi, cá ngừ hay cá trích có chứa rất nhiều Omega 3 tốt cho não trẻ.


2. Các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, pho mát, sữa chua…)

Các nhà khoa học Mỹ và Úc đã tiến hành đo IQ của 972 trẻ và đi đến kết luận rằng những bé uống sữa và các chế phẩm từ sữa hàng ngày có điểm logic và trí nhớ tốt hơn những bé không ăn sữa chua hay pho mát thường xuyên. Các sản phẩm sữa béo đặc biệt có ích hơn cả bởi não bộ của trẻ có tới hơn 1 nửa là chất béo. Thêm vào đó, cho con uống sữa hàng ngày, mẹ còn giúp bổ sung cho trẻ protein, canxi, vitamin D và magie.


3. Gan (gà, bò, bê)

Để bộ não hoạt động tốt, cơ thể cần “chi ra” 25% oxy của mình và sắt chính là chất cần thiết để giúp đưa oxy lên não. Gan là một trong những thực phẩm nổi tiếng nhiều sắt. Thêm vào đó, gan còn rất giàu vitamin B. Tuy nhiên vì là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố. Các mẹ đi chợ mua gan nhất định phải chọn những lá gan của những động vật khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, đặc biệt không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. Trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch để loại bỏ bớt độc tố.
Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan: Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.


4. Thịt đỏ (thịt bò)

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy phụ nữ có tỷ lệ sắt cao trong cơ thể sẽ làm được các công việc trí não tốt hơn và nhanh hơn. Cũng như lý giải giống gan, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thịt bò. Thịt bò cũng là một trong những loại thịt trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa nhất. Tuy nhiên, không phải miếng thịt bò nào cũng nhiều chất như nhau. Thịt bò được phân loại dựa theo lớp thịt và hàm lượng chất béo có trong thịt. Càng nhiều chất béo thì thịt càng mềm.
Thông thường khi lựa chọn thịt bò cho trẻ, mẹ nên chọn loại thịt nạc. có khoảng 80% nạc và 20% chất béo. Để biết đâu là miếng bò nhiều chất béo, mẹ có thể nhìn màu sắc của miếng thịt: những miếng thị có màu sáng và các sợi mỡ chạy dọc như vân cẩm thạch thì sẽ có nhiều chất béo hơn, thịt màu càng tối thì càng có ít chất béo.
Những phần thịt bò nhiều chất béo nhất là: Dẻ sườn bò, Ức bò. Phần thịt bò hợp cho trẻ nhất là filethay còn gọi là thăn bò. Phần thịt thăn bò này vừa mềm, lại không có quá nhiều sợi mỡ, phù hợp cho bé ăn dặm


5. Trứng

Trứng chứa phospholipid và lecithin, hai chất không thể thiếu để xây dựng màng tế bào não. Ngoài ra, khi phân tích protein trứng, nguời ta còn thấy hàm lượng lớn axit amin, quan trọng trong việc sản xuất các dây dẫn truyền thần kinh yếu. Trẻ nhỏ trên 1 tuổi đã có thể ăn trứng nguyên quả. Mẹ nên chú ý cho bé ăn không quá 3-4 quả/tuần.


6. Chuối

Giàu magie và các khoáng chất cần thiết trong việc truyền tải các xung thần kinh, chuối còn là nguồn vitamin B6 – chất có tác dụng đồng hóa magie và giúp chuyển hóa axit amin và các chứ năng của hệ thần kinh của trẻ. Cho ăn chuối không bao giờ là thừa với trẻ.


7. Bơ

Bơ là một loại trái cây béo, tuy nhiên đó là là chất béo không bão hòa đơn, góp phần giúp duy trì lưu lượng máu tốt trong cơ thể trẻ. Máu lưu thông tốt cũng sẽ dẫn đến một bộ não khỏe mạnh. Ngoài ra, với lượng vitamin E khổng lồ từ quả bơ, nó còn giúp bảo vệ các mô mỡ ở não. Mẹ nên chú ý cho bé ăn bơ hàng tuần để có một não bộ khỏe mạnh và thông minh.


8. Đậu đỗ

Đậu đỗ là loại thực phẩm chức năng hàng đầu do có chứa nhiều protein, tinh bột và chất xơ. Nó cũng là loại thực phẩm rất tốt cho não bộ và rất giàu năng lượng. Không nên chỉ cho bé ăn cố định một vài loại rau củ quả mà thay vào đó nên đa dạng. Không chỉ đa dạng trong khẩu vị mà còn nên lựa chọn những loại có màu sắc khác nhau để cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất và vitamin. Những loại rau củ quả có chứa lượng lớn chất chống oxy hoá giúp cho các tế bào não luôn khoẻ mạnh là cà chua, bí ngô, khoai lang, cà rốt, rau bina.


9. Rau xanh đa dạng màu sắc

Rau xanh không chỉ giúp cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin mà còn rất hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ.
Nhưng bạn nên nhớ rằng khi bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống của trẻ, bạn cần tránh “lỗi” chỉ dập khuân cho trẻ ăn một số loại rau xanh quen thuộc. Mà thay vào đó bạn nên đa dạng chúng cả về màu sắc lẫn mùi vị như cà chua, bí ngô, cà rốt, rau bina


10. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một dạng ngũ cốc rất bổ dưỡng và cần thiết cho bé, đặc biệt là cho bộ não và trí thông minh do có chứa thành phần vitamin E, B, kali và kẽm. Các chuyên gia cho rằng, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn thêm bột yến mạch mỗi sáng cung cấp thêm năng lượng hoạt động trong ngày cho bé.

Nâng cao trí thông minh cho trẻ

Não trẻ đã phát triển kỳ diệu kể  từ những tuần lễ đầu tiên trong thai kỳ và không ngừng hoàn thiện trong suốt các năm đầu đời.Theo dõi quá trình phát triển tư duy ở trẻ con từ lúc sơ sinh đến khi hoàn chỉnh và đo lường trí thông minh cho trẻ  là một công việc lý thú của các bậc làm cha mẹ đối với con cái. Qua đó, chúng ta có thể tìm ra phương pháp giáo dục đúng mức, định hình và rèn luyện con trẻ một cách đúng hướng, phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên.
>> 3 Loại trí thông minh vàng ở trẻ
>> 10 loại thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn

Không nên dùng mệnh lệnh, sự cưỡng bức, gò bó, biến các đầu óc ngây thơ, trong trắng thành những “ông bà cụ non bất đắc dĩ”. Các nhà khoa học chia sự phát triển tư duy của trẻ em thành những giai đoạn sau: Độ tuổi sơ sinh: chỉ có những nhu cầu mang tính bản năng như thích gần gũi, ôm ấp, vỗ về và đòi ăn; độ tuổi nhà trẻ: ngây thơ, tươi tắn, đồng thời có ít nhiều sự ích kỷ và sung sướng, hạnh phúc khi được chú ý, chăm sóc; độ tuổi mẫu giáo: trẻ bắt đầu để ý đến những nhu cầu của người khác nhưng tư duy của chúng vẫn còn lẫn lộn giữa thực tế và tưởng tượng; hai năm đầu của bậc tiểu học: trẻ hoàn toàn ngây thơ và ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ, chưa phân biệt được hiện tại và tương lai; những năm sau của bậc tiểu học: trẻ bắt đầu so sánh mình với người khác, bắt đầu đòi hỏi người lớn về những điều mà trước kia trẻ tin tưởng tuyệt đối và khám phá những thực tế không hợp lý về thế giới tương lai.



Kích thích óc khoa học của trẻ


Còn nhỏ, trẻ em không ngừng phát triển óc hiếu kỳ nhưng càng lớn, trí tò mò của trẻ càng trì trệ đi. Do đó cần phải kích động trí thông minh của trẻ. Ngay từ tuổi thơ, trẻ nhỏ phát triển khả năng chú ý và lý luận của chúng khi biết quan sát và tiếp thu sự hiểu biết. Khi chúng lớn lên, phải khuyến khích chúng phát triển tư duy. Đối với một đứa trẻ hỏi quá ít về một vấn đề thì người lớn phải đóng góp vai trò tích cực. Phải kích thích tính suy luận, thúc đẩy óc sáng tạo, hành động. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú hơn nếu cha mẹ biểu lộ sự nhiệt tình và vui vẻ trò chuyện với chúng. Với trẻ lớn hơn, chúng ta có thể truyền đạt cho chúng các hình thức giữ vệ sinh, tập cho chúng biết đo lường bằng cân hay bằng thước. Hãy vững tâm đưa cho chúng một cái cân, một chiếc cốc ghi mức độ, chúng sẽ ham mê, chuyên chú vào việc này và dễ dàng thích thú về những gì đã được thực hành.



Đứa trẻ nào cũng bị thế giới loài vật lôi cuốn. Hãy hướng dẫn chúng quan sát một cách trân trọng một con vật và nếp sống xung quanh, chúng sẽ khai triển tính kiên trì và sự chú ý. Chúng ta cũng không nên làm cho chúng sợ lây một con vật, như nhện chẳng hạn. Hãy cấp cho trẻ một cái hộp để chúng cất kho báu linh tinh của chúng hoặc một cái kệ để chúng lưu trữ “viện bảo tàng” cá nhân: vỏ ốc, đá, hoa khô… Điều quan trọng hơn hết là phải biết tôn trọng chốn riêng tư này của trẻ. Đừng bao giờ lau chùi hay quẳng chúng vào thùng rác.

Tập cho trẻ vừa chơi vừa học hỏi là một phương pháp giáo dục tốt, giúp trẻ hội nhập và khám phá thế giới chung quanh. Đây là cách tốt để phát hiện tài năng khoa học mới cho tương lai.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Học nhạc sớm giúp trẻ thông minh hơn


Nếu tương lai của bất cứ đứa trẻ nào trên thế giới bị buộc phải được định đoạt bởi một người khác (và rõ ràng là như thế) thì người khác đó chỉ có thể là bố mẹ của nó.Vì vậy cha mẹ cần học cách chăm sóc con thật tốt,để trẻ lớn lên được thông minh hơn.Hẳn là bất kỳ bậc cha mẹ yêu thương con  nào cũng biết được  một điều hiển nhiên rằng trẻ phát triển  và tăng trưởng rất nhanh về thể chất và trí não đặc biệt là vào những năm đầu tiên.Những nghiên cứu để đi đến kết luận này được thực hiện tại Trường ĐH Concordia và Viện Thần kinh học Montreal (Canada). Các nhà khoa học khuyên nên cho trẻ học nhạc trước năm lên 7.


>>Liệu phát triển trí thông minh của trẻ đã đủ
>> Phát triển trí tuệ cho trẻ 6 tuổi

Những người bắt đầu học nhạc trước khi lên 7 thì mối quan hệ giữa vùng vận động và vùng cảm giác trên não được tăng cường. Học nhạc sớm cho phép củng cố sự kết nối các tế bào thần kinh, theo tin của báo The Gazette.

Những nghiên cứu để đi đến kết luận này được thực hiện tại Trường ĐH Concordia và Viện Thần kinh học Montreal (Canada). Các nhà khoa học khuyên nên cho trẻ học nhạc trước năm lên 7.


Học nhạc có thể đẩy nhanh sự phát triển giữa vùng vận động và vùng cảm giác của não bộ.


Nhờ phương pháp quét não, người ta nhận thấy tại vùng vận động ở bộ não có những thay đổi rõ ràng ở những đứa trẻ được học nhạc từ sớm. Tuy không nên hiểu một cách thô thiển rằng một đứa trẻ học nhạc càng sớm thì đều có khả năng trở thành nhạc sĩ thiên tài, song kết quả của việc học nhạc sớm có thể thấy ngay ở khả năng học một ngôn ngữ thứ hai.


Trong thí nghiệm tìm hiểu tác dụng của việc học nhạc có 36 người tình nguyện tham gia. 50% số người tình nguyện được học nhạc từ trước năm lên 6. Số còn lại cũng có học nhạc nhưng muộn hơn.

Sau đó, tình nguyện viên được yêu cầu tái hiện lại các tiết tấu bằng phương pháp nghe nhìn. Nhóm người đã được học nhạc từ rất sớm ít mắc những sai lầm về thời gian và độ chính xác. Tuy nhiên, sau vài ngày huấn luyện nhóm được huấn luyện, nhóm không học nhạc cũng không thể đạt được kết quả như nhóm kia.

Như vậy là học nhạc có thể đẩy nhanh sự phát triển giữa vùng vận động và vùng cảm giác của não bộ, được xem là cơ bản cho quá trình học tập. Tuy vậy phương pháp quét não không tiết lộ được bất kỳ sự khác biệt nào trong não bộ của những người bắt đầu học nhạc đã 6 năm với những người nói chung không hề quan tâm đến âm nhạc