Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

10 thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn

Từ 12 đến 3 tuổi trí não của bé phát triển rất nhanh.Trong thực tế,nó tăng gấp 3 lần kích thước so với lúc mới sinh .Vì vậy,một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn này
 Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp tăng cường trí não, sự nhận thức của trẻ.


>> 5 loại thực phẩm làm giảm IQ ở trẻ
>> Những thực phẩm làm tăng IQ ở trẻ
 
1. Cá hồi:
Chứa những dưỡng chất như omêga 3, được sử dụng để làm tăng khả năng nhận thức của não. Có thể cho trẻ ăn bánh ngọt kèm với cá hồi rán hoặc hầm, kết hợp với các loại rau như dưa chuột, cà chua hay xà lách.
Cá hồi sẽ giúp nâng cao khả năng nhận thức của trẻ

2. Trứng:

  Lòng đỏ chứa côlin, hoạt chất tăng cường trí nhớ. Buổi sáng và trưa nên cho trẻ ăn trứng rán, ốp-lếp kèm với bánh mì từ ngũ cốc thô.
 Ăn trứng  gà vào buổi sáng sẽ giúp trẻ tăng cường trí nhớ
3. Dầu đậu nành:
Chứa vitamin E, chất chống ôxy hóa, bảo vệ các dây thần kinh trong não. Có thể cho trẻ ăn các loại rau kèm theo đậu nành không mặn hoặc với bánh mì nóng.

 Sữa đậu nành chứa vitamin E, chất chống ôxy hóa,

4. Ngũ cốc thô:
 Chứa một lượng lớn glucôza, vitamin nhóm A,B và C nuôi dưỡng các tế bào và hệ thống thần kinh. Ngoài ra trong ngũ cốc, có thể tìm thấy chất sắt, kẽm, không những giảm nguy cơ béo phì mà còn bổ sung và tăng cường khả năng phát triển thể chất của trẻ. Hãy bổ sung cho trẻ những thực phẩm từ bột mỳ, các loại ngô ngọt, bánh nướng…




5. Cháo yến mạch:
Chứa vitamin E, B, chất kẽm, giúp trẻ phát triển một cách hoàn thiện khả năng nhận thức. Nên cho trẻ ăn cháo yến mạch hằng ngày, kèm với bánh rán, xúc xích, hoặc đơn giản hơn, bạn có thể rán bột mỳ với các loại đậu lạc cùng nhau, cho thêm một ít sữa chua hoặc sữa. Buổi sáng, nên cho trẻ uống nước hoa quả, trong đó có chứa một ít dung lượng yến mạch khô.

6. Hoa quả:

Dâu tây, anh đào, quả mâm xôi… chứa chất chống ôxy hóa, chống lại các bệnh ung thư. Các loại hoa quả trên giàu chất omega 3, củng cố trí nhớ, phục hồi khả năng nhận thức của trẻ. Các loại hoa quả tươi ăn kèm với các loại rau là một công thức hữu hiệu để giúp trẻ thông minh hơn.



7. Đậu:
Đỗ, đậu Hà Lan, đậu ván chứa hàm lượng lớn prôtein, vitamin, các khoáng chất, làm tăng lượng đường trong máu. Có thể cho trẻ ăn các loại đậu, uống nước cà chua, các món trộn kèm với rau.
8. Rau củ quả: Cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não.

9. Sữa tươi và sữa chua:

Chứa nhiều prôtêin, vitamin nhóm B, tăng cường khả năng phát triển não bộ, hình thành sự trung hòa tính và enzim. Hàng ngày hãy mua cho trẻ các loại sữa chua, kem chua, sữa tươi, sữa chua đặc.

10. Thịt bò không mỡ:


 Chứa chất sắt và kẽm, củng cố sự vững chắc và ổn định của não. Sử dụng thịt bò kèm với pizza, giàu vitamin C (có trong cà chua, ớt ngọt, cam, dâu tây…) có thể tăng cường chất sắt trong hoạt động của não.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

3 loại trí thông minh 'vàng' ở trẻ

Thông minh là di truyền hay kết quả của sự khuyến khích và chăm sóc đúng đắn? Chắc chắn yếu tố gien đóng vai trò quyết định nhưng các nghiên cứu bước đầu cho thấy môi trường sống, quá trình học hỏi cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như: cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic…đều được hình thành ở trẻ từ sơ sinh - 3 tuổi.
Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khả năng trí tuệ ở mỗi người. Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic…đều được hình thành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thành trong cùng một thời điểm mà trong từng thời kỳ, bộ não của trẻ sẽ có những “ưu tiên” phát triển những kỹ năng khác nhau.
Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Đây là điều các bậc cha mẹ nên chú ý để có những biện pháp thích hợp giúp con phát triển trí thông minh ngay từ buổi ban đầu.

Từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển trí tuệ cảm xúc – EQ

 Trí thông minh cảm xúc, hiểu một cách đơn giản – là khả năng thấu hiểu và chia sẻ suy nghĩ với người khác – là một dạng trí tuệ cực kỳ quan trọng.
Theo nghiên cứu của Khoa phát triển gia đình và trẻ em thuộc Đại học Georgia (Mỹ) thì trí thông minh cảm xúc quyết định tới 80% khả năng thành công trong sự nghiệp của mỗi người.
Các trạng thái tình cảm như hạnh phúc, buồn bã, thất vọng, cảm thông được định hình ở mỗi người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc họ đã được nuôi dạy ra sao trong giai đoạn thơ ấu. Trí thông minh cảm xúc được phát triển đúng hướng sẽ giúp con người có được những tiêu chuẩn đạo đức tốt. Cho dù trí thông minh cảm xúc vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện cho đến khi trưởng thành, song các nhà khoa học vẫn cho rằng, thời điểm quyết định đối với nhân tố này là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, từ lúc sơ sinh đến 8 tháng tuổi.
 
Sau đây là một số phương pháp để kích thích sự phát triển trí thông minh cảm xúc ở trẻ trong giai đoạn này:

- Tạo ra một môi trường sống ổn định định và an toàn cho bé.

- Thường xuyên mỉm cười. Những cảm xúc tích cực của bạn luôn ảnh hưởng đến bé rất nhiều.

- Diễn tả bằng nét mặt, lời nói những cảm xúc mà bé đang cảm thấy.

- Tỏ ra quan tâm và chia sẻ khi bé khó chịu.

- Trò chuyện với bé bằng ngôn ngữ của trẻ thơ
- Mỗi khi phải từ chối một đòi hỏi nào đó của bé, hãy giải thích tại sao bạn làm như vậy, thay vì chỉ nói “không”.

- Khuyến khích bé giúp đỡ bạn một số công việc nhẹ nhàng đơn giản như gấp quần áo, cất đồ chơi…

- Biểu lộ sự hài lòng và đừng tiết kiệm những lời khen mỗi khi bé tõ ra lễ phép, ngoan ngoãn.

- Kiên trì và từ tốn sự giải thích cho bé hiểu mỗi lúc hành động không đúng của bé làm người khác bị tổn thương.

Từ sơ sinh đến 10 tuổi: Giai đoạn phát triển trí thông minh ngôn ngữ
   
Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến 0 tuổi còn có một khả năng đặc biệt để nhận biết và ghi nhớ các đặc điểm ngữ pháp và cấu trúc xây dựng câu mà những người lớn khi học một thứ ngôn ngữ mới không thể nào có được.

Sau đây là những lời khuyên giúp bạn định hướng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

- Bắt đầu đọc sách cho bé nghe ngay từ những tháng đầu sau khi bé chào đời.

- Chỉ cho bé thấy và gọi tên những đồ vật xung quanh.

- Cho bé học một ngoại ngữ từ khi còn bé.


Nói chung, trẻ bắt đầu học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Khi một em bé mẫu giáo được bố mẹ cho học ngoại ngữ, bé sẽ thấy đó là một trò chơi thú vị. Còn khi đã vào trường tiểu học, bé bắt đầu coi học ngoại ngữ là một nhiệm vụ và rất có thể không thích như vậy.

Vì thế, các chuyên gia về tâm lý và giáo dục cho rằng, tốt nhất các ông bà bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quyen với ngoại ngữ từ lứa tuổi mẫu giáo. Tuy chỉ đến khi lên 5, bé mới có khả năng ghi nhớ chính xác các từ ngữ tiếng nước ngoài, nhưng việc được tiếp xúc sớm sẽ tạo thuận lợi cho bé sau này trong phát triển phản xạ và khả năng phát âm.

- Cố gắng dành thời gian mô tả cho bé những công việc hàng ngày của bạn mà bạn đang làm.

- Hát cho bé nghe những bài hát đơn giản và dạy cho bé thuộc theo kiểu truyền khẩu hiệu.

- Khi bé đã đủ lớn, hãy tìm những trò chơi ngôn ngữ như chơi ô chữ hoặc đố vui ghép từ để cùng chơi với bé.

Từ 1 đến 5 tuổi: Giai đoạn phát triển trí thông minh lôgic
  
Đó là năng lực giải quyết vấn đề có liên quan trực tiếp đến khả năng thị giác, thính giác và xúc giác của bé. Nhưng còn một điều thú vị khác mà không phải bà mẹ nào cũng biết: Theo báo cáo khoa học của Đại học Georgia, khả năng toán học ở trẻ em thường phát triển cùng với khả năng liên hệ theo không gian, giải quyết vấn đề một cách khoa học và logic.




Phát triển trí thông minh lôgic cho bé bằng cách:

- Đưa cho bé những đồ vật với nhiều hình dạng, màu sắc và chất liệu khác nhau để bé quan sát và nhận xét.

- Cho bé nghe nhạc cổ điển.

- Trong điều kiện của gia đình, hãy cho bé chọn và chơi một loại nhạc cụ nào đó.

- Treo một tấm gương nhỏ trong phòng của bé.

- Khi bế bé ra ngoài dạo chơi, hãy chú ý để bé quay mặt ra ngoài đường, chứ không úp mặt vào mẹ, vì như vậy bé sẽ có nhiều cơ hội để quan sát cuộc sống hơn.

- Hãy chọn cho bé chơi những thứ đồ chơi phát ra âm thanh dễ chịu mỗi khi bé cầm.

- Dạy cho bé cách sắp xếp đồ vật theo chủng loại: chẳng hạn như quần và áo có thể để chung với nhau, nhưng quần áo không nên để chung với bát đĩa…

- Dạy cho bé đếm số, và hãy cùng bé thực hành kỹ năng mỗi khi có thể.

- Từ 4-5 tuổi, có thể dạy trẻ học thuộc các chữ cái, tập đọc những từ đơn giản.

- Bắt đầu học chơi một nhạc cụ: Việc học chơi nhạc chỉ nên bắt đầu khi bé lên 5. Ở lứa tuổi này, bé đã có thể ngồi một chỗ và tập trung tư tưởng trong ít nhất nửa giờ đồng hồ. Đó là điều kiện cần thiết để bắt đầu bài học với các nhạc cụ.


8 bước đơn giản để giúp trẻ thông minh hơn


Nuôi dạy con cái mình một cách tốt nhất luôn là nỗi trăn trở của các ông bố bà mẹ .Làm thế nào để con mình thông minh hơn,làm thế nào để nuôi dạy con tốt là câu hỏi mà bất kỳ các bậc phụ huynh nào cũng luôn đặt ra trong đầu.Không phải cứ bố mẹ giỏi giang là sinh ra trẻ thông minh. Bởi trí tuệ của bé không chỉ được di truyền từ bố mẹ, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Vậy thì, làm thế nào để thúc đẩy trí thông minh của con? Dưới đây là 8 “tuyệt chiêu” mà các bố/mẹ nên tham khảo:

>> 5 loại thực phẩm làm giảm IQ ở trẻ
>>10 thực phẩm giúp trẻ thông minh hơn

Bước 1

Hãy luôn thư giãn và tin tưởng ở khả năng học tập bẩm sinh của con bạn. Rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng con họ cần phải được hướng dẫn một cách bài bản và tham gia các lớp học quy củ ngay từ khi còn tấm bé. Đừng như vậy, bạn có thể hoàn toàn thoải mái và không cần lo lắng nữa. Hãy nghĩ tới tất những gì con bạn đã học và sẽ học mà không cần có sự giúp đỡ. Chẳng hạn, bé có thể học đi mà không cần bạn giúp. Bé có thể học nói những ngôn từ phức tạp bằng cách quan sát và va chạm mà không cần ai hướng dẫn. Nếu bạn lùi lại và để bé tự học, bé sẽ học được. Sự thật là không thể ngăn cản một đứa trẻ khỏi việc học hỏi.


Bước 2

Chia sẻ thế giới với con bạn. Con bạn học hỏi được nhiều điều về thế giới xung quanh thông qua trải nghiệm. Không có một cuốn sách giáo khoa hay lớp học nào có thể thay thế việc trẻ thực hành khám phá và trải nghiệm để rồi thu nhận. Hãy cung cấp cho trẻ thật nhiều cơ hội để trẻ khám phá thế giới. Hãy đưa trẻ đến các viện bảo tàng, công viên, các khu bảo tồn thiên nhiên, thư viện, buổi hòa nhạc, các hội diễn, hội chợ, nhà hát và các chương trình văn nghệ khác.

Bước 3

Hãy giảm đi các cơ cấu ngặt nghèo và để cho bé tự do phát triển. Trẻ dù ở tuổi nào cũng cần có thời gian để đọc, để tìm hiểu và hấp thu. Đôi lúc bạn thấy bé dường như là đang “chẳng làm gì cả” nhưng sự trầm lắng và sự có vẻ như chẳng gì cả đó lại có thể là đại lộ dẫn tới những cuộc phiêu lưu vĩ đại và những khám phá mới mẻ. Những đứa trẻ mà lịch học quá dày thường không có đủ năng lượng để mở rộng và tìm tòi chính những niềm yêu thích của chúng.
Bước 4

Hãy đi theo sự dẫn dắt của chính con bạn. Đừng sập cánh cửa khám phá trước mắt bé bằng cách đưa ra những nhận xét khắt khe về điểm số của bé. Con người học được nhiều nhất khi được thúc đẩy bằng mục đích tự thân. Ví dụ, bé có thể học toán thông qua việc nấu ăn, học lịch sử thông qua các trò chơi và học khoa học thông qua việc nặn bùn làm những chiếc bánh kẹp để chơi .


Bước 5

Hãy luôn kể chuyện cho trẻ. Với các bé còn ẵm ngửa và các bé đang chập chững, hãy kể chuyện về thế giới cho chúng nghe. Chẳng hạn, kể chuyện cho trẻ khi bạn đang giặt quần áo, hãy kể cho chúng nghe về công việc của bạn và những điều bạn thấy khi ra ngoài đi dạo. Với những trẻ lớn hơn và các “teen”, hãy luôn giữ chúng trong tầm kiểm soát của bạn. Điều này nghĩa là bạn hãy kể với chúng về một cuộc đời đầy thách thức hay giải quyết, phân tích các vấn đề cùng với chúng. Hãy để chúng giúp đỡ gia đình về mặt tài chính nếu có thể và kể cho chúng nghe các câu chuyện về gia đình.

Bước 6

Cùng đọc với con bạn. Việc đọc giúp  mở ra một thế giới cho trẻ. Bạn có thể đọc cho trẻ nghe ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Hãy bảo đảm rằng đọc là một thói quen mỗi tối cho trẻ và nó sẽ không kết thúc cho đến khi bé tự đọc được. Đọc một cuốn sách hay một sê-ri truyện thành tiếng và cùng nhau là một cách tuyệt vời để gắn kết các thành viên trong gia đình, kể cả qua thời gian trẻ ở tuổi vị thành niên. Đồng thời, hãy để trẻ cảm nhận niềm yêu thích của bạn với một cuốn tiểu thuyết hay một cuốn truyện giả tưởng nào đó


Bước 7

Làm gương cho trẻ. Hãy để trẻ thấy bạn theo đuổi niềm đam mê và mơ ước của bạn như thế nào. Hãy để trẻ quan sát cách bạn giải quyết các vấn đề hay tìm ra câu trả lời. Chia sẻ công việc của bạn với trẻ. Con bạn học qua những tấm gương và bằng cách thể hiện rằng bạn học liên tục và trưởng thành  liên tục, bạn sẽ giúp chúng có được cảm giác tự do khi làm tương tự như bạn.

Bước 8

Đặt câu hỏi cho con hoặc hỏi lại con. Hãy đặt những câu hỏi mà khơi gợi suy nghĩ muốn khám phá ở bé nếu bạn cảm thấy những câu hỏi đó là thú vị và tự nhiên. Ví dụ, “Con nghĩ là chú chim kia đang làm gì?” hoặc “Con nghĩ con tàu kia từ đâu tới?” Thêm vào đó, thay vì trả lời, bạn có thể hỏi lại bé. Ví dụ nếu con bạn hỏi bạn tại sao chim lại di trú vào mùa đông, bạn có thể hỏi lại bé, “Đó là một câu hỏi hay. Con có ý tưởng nào không?”