Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Sự thông minh ở trẻ là sự quan tâm hàng đầu

Ngày nay, việc nuôi dạy con không chỉ đơn thuần là giúp em bé khỏe mạnh về thể chất mà còn phải có những phát triển về tinh thần và trí tuệ. Làm thế nào để đánh giá đúng mức độ phát triển trí tuệ của bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ.
>> Những dạng năng lực nhằm đánh giá trí tuệ ở trẻ
>> Các tiêu chuẩn đo lường sự phát triển thông minh ở trẻ
>> Trắc nghiệm đánh giá khả năng trí tuệ ở tr


Dinh dưỡng đầy đủ và sự giáo dục đúng cách giúp bé phát triển vượt trội -
Ảnh: Shutterstock
Thước đo sự thông minh
Sự phát triển về thể chất của trẻ đã được đo đạc bằng một hệ thống lý tưởng. Có 5 chức năng chính của não bộ sẽ được đánh giá khi kiểm tra trí thông minh và sự phát triển của trẻ: thị giác, nhận thức, tâm vận động, ngôn ngữ và giao tiếp.
Trí tuệ của trẻ cũng phát triển theo tuổi và cũng có những cột mốc để ta có thể biết được con mình đang ở giai đoạn nào của phát triển trí tuệ. Bình thường, một bé có khả năng ngồi một mình ở 7 tháng tuổi, cầm viết tô màu ở 11 tháng tuổi, gọi ba mẹ khi 30 tháng tuổi,… Tuy nhiên, một em bé sẽ được coi là vượt trội khi đạt được những điều đó sớm hơn khoảng 30%. Có nghĩa là 4 tháng tuổi bé đã tự ngồi một mình, cầm viết tô màu khi gần 8 tháng, nói được tên đầy đủ của mình khi vừa 21 tháng.
Sự vận động cũng giúp bạn nhận thấy sự thông minh của bé. Nếu bé hoạt động nhanh nhẹn, thích thú với những khám phá mới chứng tỏ não bé phát triển bình thường và nhạy bén. Bé thông minh còn được đánh giá qua hành vi giao tiếp. Dù còn nhỏ nhưng bé đã biết lắng nghe và quay đầu về phía có âm thanh, biết cười khi người lớn đùa hay khóc thét để phản đối một điều gì đó…
Trong giai đoạn 3 năm đầu, bé cần bạn liên tục theo dõi đánh giá, bạn có thể tham khảo các chuẩn phát triển từ các tài liệu trên trang Học viện IQ (www.hocvieniq.com) hoặc từ các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan như bác sĩ tâm lý và các chuyên gia giáo dục.

Tặng IQ cho con
Cha mẹ vẫn chưa có thói quen kiểm tra chỉ số phát triển trí tuệ mà luôn nghĩ rằng di truyền đóng vai trò chính trong việc tạo dựng trí thông minh. Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách giáo dục hoàn toàn có thể tối ưu hóa sự phát triển của não và đánh thức những tiềm năng về trí tuệ của trẻ.
Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển nhanh nhất của não bộ cả về khối lượng và chất lượng. Nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ đạt 80% kích thước của người trưởng thành khi trẻ lên 3 tuổi. Để nuôi dưỡng trí tuệ của bé một cách toàn diện, mẹ cần cho bé những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não của bé có thể kể đến là DHA, AA, Omega 3 và 6, taurine, choline, sắt, kẽm, a xít folic, iốt, lutein – giúp tăng cường thị giác và phospholipid – giúp thúc đẩy phát triển não bộ. Các chất này có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như các loại rau lá xanh thẫm, cá hồi, dầu thực vật, các loại thịt… Đặc biệt, hệ dưỡng chất này có đầy đủ trong một số sản phẩm sữa công thức hiện nay có trên thị trường. Đây là nguồn bổ sung dễ hấp thu cho bé và tiện dụng cho mẹ.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng thì nhận thức của trẻ còn do cách giáo dục ngay ban đầu của gia đình. Ngay từ khi bé biết đọc, biết nhận thức bố mẹ nên dạy từ những cái đơn giản nhất. Đừng quên dạy bé cách chào hỏi, kính trên – nhường dưới. Trả lời đúng những thắc mắc trẻ con của bé, không trả lời qua loa hoặc nói dối, bé rất dễ nhớ và bắt chước theo.
Dinh dưỡng đầy đủ và sự giáo dục đúng cách là món quà vô giá mà bạn tặng cho bé yêu của mình. Bé có thông minh và lanh lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn dành cho bé trong chính những năm đầu tiên này.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Những dạng năng lực nhằm đánh giá trí tuệ ở trẻ




Mỗi đứa trẻ đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng kiểu thông minh khác nhau (ảnh minh họa)

8 loại năng lực thể hiện sự thông minh của trẻ.


Sự thông minh của trẻ không chỉ dựa vào chỉ số IQ mà còn xem xét các năng lực khác.>>> Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ>>> Các tiêu chuẩn đo lường sự phát triển trí thông minh ở trẻ >>> Liệu phát triển trí thông minh ở trẻ đã là đủ 
Sự thông minh của trẻ có thể là năng lực về logic - toán học, năng khiếu về từ vựng – ngôn ngữ, khả năng về thị giác – không gian, về cơ thể, âm nhạc, nội tâm, tương tác giữa người với người, về thiên nhiên…Mỗi đứa trẻ lại đạt được từng kiểu thông minh khác nhau. Cao hay thấp  thể hiện được những ưu điểm và khuyết điểm của trẻ trong lĩnh vực đó . Do đó vấn đề về chăm sóc và giáo dục ở trẻ nên hải được tìm hiểu và phát hiện sớm những năng khiếu của trẻ sớm nhằm phát triển đồng thời cải thiện thêm những mặt còn yếu kém. Điều quan trọng là mức độ thong minh có thể tang thêm hoặc giảm đi tùy vào điều kiện trao đổi của trẻ.

Năng lực tư duy: Trẻ giỏi làm việc với những con số, có khả năng phân tích, tổng hợp, nhận định vấn đề logic, khoa học, có trí nhớ tốt. Trẻ sẽ dễ thành công trong lĩnh vực khoa học, tin học, thiên văn, …
Năng lực ngôn ngữ: Nhanh nhạy và chính xác trong việc sử dụng từ ngữ, nhạy cảm và sáng tạo với ý nghĩa của từng câu chữ, có kỹ năng nói và viết tốt, thường có trí tưởng tượng phong phú, khả năng miêu tả, kể chuyện hấp dẫn. Những tố chất này giúp trẻ thành công trong lĩnh vực văn học, ngôn ngữ học, luật sư…
Năng lực biểu diễn: Trẻ có khả năng điều khiển những bộ phận trên cơ thể như mắt, miệng, tay, chân,…; khéo léo và uyển chuyển trong động tác, có thể diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Phù hợp các ngành biểu diễn như diễn viên, vũ công, vận động viên.
Năng lực âm nhạc: Trẻ nhạy cảm với âm thanh và tiết tấu, phân biệt và ghi nhớ các giai điệu, thường ưa thích bắt chước thể hiện hoặc sáng tạo các tổ hợp âm, thích hợp môi trường âm nhạc như ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công…
Năng lực thị giác: Trẻ có cảm giác tốt và chuẩn xác về không gian, bố cục, tọa độ; giỏi vẽ, thích tô màu, xếp hình hoặc chế tạo những vật thể đẹp mắt. Phù hợp các ngành họa sĩ, kiến trúc sư, thủy thủ hay phi công.
Năng lực tương tác: Tinh tế và nhạy cảm trong việc nhìn nhận, đánh giá con ngừơi và sự việc, nắm bắt cảm xúc của ngừơi khác, có khả năng tổ chức, thuyết phục và gây ảnh hưởng. Những trẻ này có tiềm năng làm nhà giáo, bán hàng, tư vấn, chính trị gia…
Năng lực nội tâm: Am hiểu cảm xúc và hành vi, thường suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập tốt, nhìn nhận sự việc ý nghĩa sâu sắc,…Những trẻ này có khả năng trở thành triết gia, thần học…
Năng lực thiên nhiên: Trẻ nhạy cảm đối với các vật thể trong thế giới tự nhiên, hay tò mò quan sát, tìm hiểu về cây cối và động vật; nắm bắt, học hỏi rất nhanh thông qua sự tương tác với thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. Họ dễ thành công nếu theo lĩnh vực sinh học, môi trường, y học…
Để phát hiện và bồi dưỡng các khả năng của trẻ, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài một cách chọn lọc, không quá khép kín trong gia đình. Không nên bồng bế trẻ quá nhiều mà nên để trẻ tự do hoạt động trên nền đệm mỏng vững chắc và an toàn để trẻ tập bò, tập đi tốt; đồng thời khuyến khích mọi người nói chuyện nhiều với trẻ. Trẻ 4-5 tuổi thì nên mua sách tô màu. Đọc truyện tranh hay kể chuyện cổ tích cho trẻ trước giờ ngủ giúp trẻ học, cân bằng tâm lý và phát triển trí tuệ. Trẻ lớn thì cho tiếp cận đa dạng loại hình như học đàn, hát, họa, Anh văn, võ thuật,... và theo đuổi nếu trẻ thích thú say mê và tỏ ra có năng khiếu về môn nào đó. Cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận nhiều với môi trường, tự do thể hiện năng khiếu để phát hiện, bồi dưỡng, trao dồi tốt nhất các khả năng của trẻ.
Khi phát hiện và có kế hoạch phát huy tiềm năng của trẻ một cách có định hướng, việc dạy dỗ và học tập sẽ hoàn toàn tự nhiên và hào hứng như sở thích của trẻ chứ không áp lực nữa. Để giúp trẻ phát huy được tiềm năng sẵn có đó một cách tối ưu, cần có một sự phát triển thế chất và trí tuệ cân bằng như một nền tảng vững chắc để trẻ phát huy nội lực tiềm tàng bên trong. Chúng tôi gọi đây là “Tác động kép cho sự phát triển cân bằng”, sự tác động kép đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, học tập, vui chơi hợp lý đa dạng.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy Chuyên khoa 1 – Nhi Khoa,Trung tâm Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Trắc nghiệm đánh giá khả năng trí tuệ ở trẻ



Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục con em, là phải hiểu rõ về khả năng, tính chất và những mong ước của các em. Từ đó, các bậc cha mẹ mới có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp.
 >>> Các tiêu chuẩn đo lường sự phát triển trí thông minh ở trẻ
>>> Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ
>>> Phát triển trí tuệ cho trẻ 6 tuổi
Để có thể biết được một cách khách quan về khả năng nhận thức, các bậc cha mẹ phải nhờ đến những nhà chuyên môn về tâm lý giáo dục, tìm hiểu các em qua những trắc nghiệm (Test), mà phổ biến nhất các Test về trí thông minh, hay Test để đánh giá Chỉ số Thông Minh (IQ) và tính cách cũng như nhận thức của trẻ qua hình vẽ, đặc biệt là hình vẽ người.

TEST VẼ HÌNH NGƯỜI

Trong lĩnh vực tâm lý phát triển, việc tìm hiểu hình vẽ của trẻ em, đặc biệt là hình vẽ người và gia đình, không phải là điều mới mẻ gì. Ngay từ năm 1887, Corrado Ricci là một nhà phê bình hội họa đã phát hiện các ý nghĩa bao hàm trong các hình vẽ về con người của các em. Sau đó là các công trình nghiên cứu của: Sully (1895) Kerschensteiner (1905), Levinstein (1905),Katzaroff (1909 - 1910 ) và Luquet (1913).

Các hình vẽ người có thể dùng để đo trình độ phát triển hoặc mức thành thục về trí khôn của trẻ. Nhà tâm lý Goodenough cho ra đời bản trắc nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá một cách có hệ thống những hình vẽ của trẻ em bằng phương pháp chấm điểm. Harris (1963) chỉnh lý và mở rộng phương pháp này ,sau này được gọi là test Goodenough - Harris. Buck (1948) đã triển khai các hệ thống chấm điểm để ước tính chỉ số IQ từ các hình vẽ người và tiếp theo sau đó, nhà tâm lý Koppitz (1968) cũng đã xây dựng những hệ thống chấm điểm các HVN nhằm xác định chỉ số IQ cho các trẻ từ 5 - 11 tuổi, trên thực tế thì hệ thống này cũng rất tốt cho các trẻ chưa đến tuổi học.

Tuy nhiên, việc đánh giá trí khôn của trẻ không chỉ đơn thuần là thông qua một sự kiểm tra duy nhất mà nên xem đây chỉ là bước đầu trong việc tìm hiểu. Còn để hiểu rõ hơn về khả năng, tính chất của trẻ, cần phải có một quá trình tiếp cận tương đối dài với sự cộng tác của nhiều người (Cha mẹ - thầy cô - các chuyên viên tâm lý - xã hội) trong một thời gian thích hợp cho từng trẻ.

Đánh giá Trí khôn Trẻ

Một trong những công cụ có giá trị để đánh giá các trẻ đến tuổi học là test Hình vẽ người Thiếu của Gesell, test này là một phần của phương pháp đánh giá về phát triển và ứng xử mà Ilg và Ames đã trình bày (1978). Hình vẽ người cũng là một phần của test phân loại phát triển Denver, doFrankenburg và Dodds (1975) xây dựng để phát hiện những rối nhiễu về phát triển ở trẻ nhỏ từ khi sinh đến 5 tuổi.

Theo Dillard và Landsman (1968) có thể đánh giá khả năng học tập của trẻ thông qua một công cụ gọi là THANG XÁC ĐỊNH SỚM EVANSTON (Evanston Early Idetification Scale - EEIS ) Có 10 Item (Mỗi Item thiếu sẽ cho điểm) với điểm khác nhau:

Tóc 1đ - Mắt 2đ - Mũi 2đ - Miệng 3đ - Cánh tay 2 đ - Bàn tay 2đ - Cẳng chân 1 đ - Bàn chân 2đ - Thân mình 4 đ, vị trí các bộ phận như cổ 2 đ.

Kết quả sẽ cho biết, nếu một trẻ đạt điểm số trung bình cao, đó là trẻ cần phải có sự chăm sóc riêng (hay đó là trẻ kém thông minh).

Wagner (1980) cũng đã nghiên cứu các hình vẽ người của các trẻ em gặp khó khăn trong học tập và đã thấy những dấu hiệu yếu kém về bản thân.

Ông chia ra làm 4 loại:

*      Loại 1: Chưa thành thục về phát triển: Hình vẽ các em giống như của những trẻ nhỏ tuổi hơn.

*      Loại 2: Có Khuynh hướng hung tính hay thụ động: Các hình vẽ người bé nhỏ hoặc rất linh tinh, sôi động.

*      Loại 3: Thực thể Các hình vẽ người chỉ vẽ phác sơ sài, có nhiều khoảng trống đã đánh bóng cho kín.

*      Loại 4: Lố lăng, kỳ dị Các hình vẽ người thường mất cân đối, có các chi tiết phụ lạ lùng hoặc các chi tiết phóng to.

Trong đa số các hệ thống chấm điểm, mỗi chỉ báo phát triển có trên hình được một điểm. Tổng số điểm sẽ chỉ rõ thứ bậc tương đối của một đứa trẻ này so với các trẻ khác. Một điều kỳ lạ là người lớn không thể nào vẽ giống được các trẻ từ 3 - 5 tuổi (theo Leichtman - 1979) tuy nhiên có khả năng vẽ giống các trẻ từ 5 - 10 tuổi (theo Arkell - 1976).

Tiến hành việc đánh giá:

            Trắc nghiệm vẽ hình người thường được tiến hành đối với trẻ từ 3 đến 14, bởi vì dưới lứa tuổi này thì hình vẽ của các em rất đơn giản và mơ hồ, rất khó nhận ra đó là hình người vì phần lớn chỉ là những đường nét vòng vèo, còn trên 14 tuổi trẻ đã có khả năng bắt chước hay có tập vẽ, nên những hình vẽ người thường có nét rập khuôn hay cường điệu, chỉ có thể đánh giá về tính cách chứ không dùng để đánh giá trí thông minh.
            Chúng ta sẽ để trước mặt trẻ một vài tờ giấy khổ A4 – một cây viết chì, không nhất thiết phải có gôm (tẩy) trừ khi trẻ yêu cầu. Chúng ta đề nghị trẻ vẽ một hình người, nếu trẻ cảm thấy khó khăn hay khó hình dung, ta có thể gợi ý : Con có thể vẽ bố, mẹ, anh chị, bạn vv.v. con vẽ sao cũng được… Nếu trẻ vẫn còn ngần ngại thì ta có thể yêu cầu trẻ vẽ một cái nhà, một cái cây ăn trái ( cũng là một loại Test vẽ hình ) qua đó, trẻ sẽ có được sự khởi động cần thiết để vẽ hình người một cách thoải mái hơn.
Khi trẻ ngưng vẽ, ta sẽ hỏi : Con vẽ xong chưa ? khi trẻ xác nhận là đã vẽ xong lúc đó ta mới lấy và tiến hành việc chấm điểm, không phê bình về bức vẽ đẹp hay xấu.
Việc đánh giá IQ cho trẻ qua Hình vẽ người, chúng ta có thể tiến hành qua 2 hình thức :

Đánh giá tổng quát:

3 tuổi: Bắt đầu vẽ hình người, thường chỉ là một vòng tròn có hai ( hay nhiều hơn) các nét gạch tượng trưng cho tay – chân.
4 tuổi: Trong hình tròn có 2 chấm là 2 con mắt, có thể có thêm một cái gạch là mũi hay miệng.
5 tuổi: Bắt đầu có thân người qua một hình chữ nhật phía dưới hình tròn là cái đầu, cũng có thể là một vòng tròn thứ hai. Có mắt mũi và có thể có tóc.
6 tuổi: Có thêm 2 tay và 2 chân – cái đầu có thể được gắn trên thân mình bằng cái cổ.
Từ lứa tuổi này trở lên, ta có thể bắt đầu chấm điểm các chi tiết hiện hữu, từ đó có thể tính ra chỉ số IQ cho các em:
Nhà tâm lý F. Goodenough đưa ra một cách chấm điểm khá chi tiết và đầy đủ. Cứ mỗi chi tiết xuất hiện, ta sẽ cho 1 điểm và tổng cộng là 52 điểm.
Các chi tiết :
  1. Có đầu ( một vòng tròn nhỏ gắn trên một hình khác lớn hơn ở phía dưới ) – 1 đ
  2. Có 2 chân ( Nếu có 1 chân mà có 2 bàn chân gắn vào cũng được ) – 1đ
  3. Có 2 cánh tay ( Nếu chỉ có 1 gạch như ngón tay thì không tính ) – 1 đ
  4. Có thân mình ( Bất kể là hình tròn hay vuông, chữ nhật, que củi …) – 1đ
  5. Chiều dài của thân mình dài hơn chiều ngang ( hình oval cũng được ) – 1đ
  6. Hai vai vẽ rõ ràng ( nếu thân mình là hình tròn hay oval thì không tính ) – 1đ
  7. Tay và chân dính vào một điểm nào đó của thân mình - 1đ
  8. Tay và chân dính vào đúng chỗ ( Nếu vai không rõ thì tay phải ở chỗ của 2 vai) – 1đ
  9. Có cổ ( không kể dài hay ngắn ) – 1đ
  10. Cổ được vẽ đúng vị trí – 1đ
  11. Có mắt, một hay hai mắt ( chỉ cần 2 chấm hay khoanh tròn là đủ ) – 1đ
  12. Có mũi ( chỉ cần một gạch dọc ở giữa 2 mắt ) – 1đ
  13. Có miệng ( chỉ cần 1 vạch ngang ) – 1đ
  14. Mũi và miệng được vẽ bằng hai vạch, miệng thấy rõ môi - 1đ
  15. Có lỗ mũi ( hốc mũi ) -1 đ
  16. Có tóc ( chỉ vài nét vạch bất cứ phía nào trên đầu cũng được ) – 1đ
  17. Tóc vẽ đúng chỗ ( trên nửa vòng đầu ) – 1đ
  18. Có quần áo ( biểu hiện bằng những cái nút áo – hay những cái vạch ngang )
  19. Có 2 thứ y phục ( vạch ngang ở giữa bụng chia ra áo và quần hay váy ) – 1đ
  20. Có áo hay quần ( tượng trưng bằng các vạch ngang hay hình túi, cúc áo ..)không thấy thân mình đằng sau biểu hiện bằng tay áo và ống quần. – 1đ
  21. Các phụ trang được vẽ khá rõ như nón, giày dép, áo, cà vạt, thắt lưng… - 1đ
  22. Bộ đồ biểu hiện nghề nghiệp ( công nhân hay bộ đội) – 1đ
  23. Có ngón tay : Hai bàn tay đều có ngón tay – 1đ
  24. Ngón tay đủ số: Mỗi bàn tay phải có 5 ngón. Nếu chỉ vẽ một bàn tay cũng thế.- 1đ
  25. Cánh tay và ngón tay vẽ đúng: Chiều dài lớn hơn chiều ngang – 1đ
  26. Có sự phân biệt giữa ngón cái và các ngón khác – nếu ngón cái và ngón út vẽ ngắn hơn các ngón kia cũng được 1 điểm – 1đ
  27. Hai bàn tay được vẽ rõ ràng, phân biệt với cánh tay – 1đ
  28. Hai cánh tay ráp khớp với vai, hoặc có khớp nơi cùi chỏ, hoặc cả hai. – 1d
  29. Chân có khớp ở đầu gối, ở háng hay cả 2 nơi này – 1đ
  30. Tỷ lệ của đầu: Đầu không lớn quá ½ thân hình. Không nhỏ hơn 1/10 thân hình.- 1đ
  31. Cánh tay dài bằng thân hình hay dài hơn một chút nhưng không dài quá thân mình – 1đ
  32. Chân không ngắn hơn thân hình và cũng không dài quá 2 lần thân hình. 1đ
  33. Bàn chân và cẳng chân phải có độ dài khác nhau, chiều dài bàn chân phải gấp đôi độ dày của bàn chân, nhưng không quá ngắn. 1đ
  34. Hai chân và 2 cánh tay có kích thước đúng – 1đ
  35. Có vẽ gót chân – 1đ
  36. Phối hợp vận động chung cho cả thân mình bằng nét vẽ bao quanh – 1đ
  37. Có sự phối hợp vận động các khớp – 1đ
  38. Đầu quay nhìn về một hướng ( phải hay trái ) 1d
  39. Có dạng đang bước đi – 1đ
  40. Tay hoặc chân hay cả hai giơ lên – 1đ
  41. Có sự bộc lộ cảm xúc nơi khuôn mặt ( cười hay khóc ) – 1đ
  42. Có vẽ lỗ tai – 1đ
  43. Lỗ tai cân đối và đúng vị trí – 1đ
  44. Có các chi tiết ở mắt: Có lông nheo hay lông mày hoặc cả hai – 1đ
  45. Chiều dài của mắt dài hơn chiều ngang ( Mắt không phải là một cái chấm ) – 1đ
  46. Có chi tiết trong mắt, có con ngươi rõ ràng – 1đ
  47. Có vẽ cằm và trán – 1đ
  48. Cằm vẽ phân biệt với môi dưới – 1đ
  49. Vẽ hình người quay về một phía, có thể chấp nhận việc thấy thân người qua quần áo, vị trí tay chân không chính xác – 1đ
  50. Hình vẽ nhìn về một phía mà không có sự lệch lạc – 1đ

CÁCH CHẤM ĐIỂM :

Chỉ chấm điểm các chi tiết, không đánh giá đẹp hay xấu. Mỗi chi tiết ( theo các điểm trên) được 01 điểm sau đó cộng thêm 2 điểm thưởng. Như vậy, tối thiểu trẻ phải được 3 điểm và tối đa là 52 điểm. Sau đó ta đối chiếu với Bảng chuẩn để tính ra tuổi trí tuệ ( hay tuổi tâm lý – tuổi khôn)
TUỔI
ĐIỂM
TUỔI
ĐIỂM
3
4
5
6
7
8
03
06
10
14
18
22
9
10
11
12
13
14
26
30
34
38
42
48

Trẻ 3 tuổi được 3 điểm là trí khôn trung bình, trẻ 4 tuổi phải đạt 6 điểm,8 tuổi phải đạt 22 điểm mới được xem là trung bình. Nếu trẻ 8 tuổi có số điểm kém hơn, chỉ được 19 hay 18 điểm thì tuổi khôn bằng trẻ 7 tuổi.
Sau khi xác định được tuổi khôn dựa trên việc đối chiếu với điểm trong Bảng chuẩn. Ta có thể tính IQ theo công thức sau :
IQ = Tuổi khôn chia cho tuổi thực nhân cho 100 .
Ví dụ : Trẻ 10 tuổi làm Test được 26 điểm , như vậy tuổi khôn là 9 tuổi
Ta lấy 9/10 X 100 = 90 – IQ của trẻ là 90 thấp hơn mức trung bình 100 là 10 điểm.
Mức phát triển của trẻ là được đánh giá từ 90 – 110 , dưới 90 là khờ, trên 110 là thông minh – còn dưới 50 là Chậm khôn ( không có khả năng học tập) .
Tuy nhiên, việc đánh giá IQ chỉ có giá trị tương đối, mang tính tham khảo chủ yếu để phát hiện những khó khăn của trẻ và phải được tiến hành trong tình trạng đứa trẻ bình tĩnh và khỏe mạnh.
Lê Khanh
Trung tâm Rồng Việt

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Quan sát thói quen học tập của con cái là cần thiết

Quan sát cách học để biết bé có năng lực gì

Để khám phá phong cách học tập của con bạn có thể quan sát những gì trẻ thích và thích làm nhất trong khi chơi, tương tác hay học tập. Một yếu tố sẽ trở nên khá rõ ràng: một đứa trẻ thích học cái gì theo cách nào đó trong khi những đứa trẻ khác cũng học điều tương tự một cách thoải mái hơn theo cách khác. Cách mà cá nhân mỗi đứa trẻ thích học, về cơ bản chính là phong cách học tập của chúng. Ví dụ: trẻ em thích đọc truyện có phong cách học tập khác với trẻ thích chơi hình khối, ca hát hay trẻ thích chơi trò đóng vai với bạn bè…
>>> Các tiêu chuẩn  đo lường sự phát triển trí thông minh ở trẻ
>>> Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ
>>> Phát triển trí tuệ cho trẻ 6 tuổi
Dựa vào học thuyết trí thông minh đa dạng của Gardner và làm theo gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận với phương pháp học tập của con cái. Hãy kiểm tra báo cáo và yêu cầu con bạn điền vào mỗi hạng mục.
Trí thông minh logic/toán học:
Con của bạn:
- Có yêu thích lớp toán không?
- Có thích giải các bài toán hay cộng số không?
- Có thích làm việc với máy tính không?
- Đặt câu hỏi về cách thức làm một việc gì đó như thế nào?
- Yêu thích các trò chơi chiến lược, câu hỏi logic hóc búa?
- Thích chơi cờ tướng hay cờ vua?
- Thích làm các thí nghiệm khoa học?
Trí thông minh ngôn ngữ:
Con của bạn:
- Thích đọc sách?
- Thích học các từ mới và sử dụng chúng khi nói chuyện hoặc viết văn?
- Hứng thú lắng nghe và kể các câu chuyện?
- Có trí nhớ tốt về người, địa điểm, tên và ngày tháng?
- Cảm thấy khó chịu khi ai đó sử dụng câu sai ngữ pháp?
Thông minh về hình ảnh:
Con của bạn:
- Thích vẽ tranh?
- Viết chữ nguệch ngoạc ra vở?
- Hay mơ tưởng?
- Đọc bản đồ, biểu đồ dễ dàng hơn so với văn bản?
- Tìm đường xung quanh địa điểm mới lạ mà không có bất kì lời chỉ dẫn nào?
- Thích tách vật gì đó thành từng phần rồi đặt chúng trở lại với nhau?
- Thích xây dựng các đối tượng ba chiều (ví dụ chơi lego)?
Thông minh về vận động thể chất
Con của bạn:
- Di chuyển xung quanh hay gõ nhẹ tay khi ngồi đâu đó trong một thời gian dài?
- Thích vận động như bơi lội, chạy, đi xe đạp hay trượt băng?
- Sử dụng sự chuyển động cơ thể và cử chỉ tay khi nói chuyện với mọi người?
- Thích chạm vào những vật mới mẻ đối với anh ấy/cô ấy?
- Dễ dàng học cách chơi một môn thể thao mới và luyện tập không thấy mệt mỏi?
- Thể hiện các biểu hiện cơ thể khác nhau khi suy nghĩ hay làm việc?
- Hay bắt chước cử chỉ, điệu bộ của người khác?
Thông minh về âm nhạc
Con của bạn:
- Thích nghe nhạc?
- Thích hát hoặc ngâm nga?
- Thấy khó chịu khi bản nhạc có âm thanh lạc điệu?
- Thích chơi các loại nhạc cụ?
- Dễ dàng ghi nhớ giai điệu của bài hát sau khi nghe chỉ một lần?
- Có một giọng hát tốt?
Thông minh về năng lực tương tác
Con của bạn:
- Có hai người bạn thân hoặc nhiều hơn?
- Hiểu cảm xúc của bạn bè từ biểu cảm khuôn mặt, giọng nói hay cử chỉ của họ?
- Quan tâm đến cảm giác của bạn bè?
- Gần gũi người khác với sự đồng cảm?
- Giúp đỡ bạn bè giải quyết vấn đề của họ?
- Giữ vị trí nào đó trong các câu lạc bộ hay tổ chức ở trường học?
- Dường như là một nhà lãnh đạo thiên bẩm?
Thông minh nội tâm
Con của bạn:
- Thích một mình?
- Cần một không gian tĩnh lặng để làm việc một mình?
- Diễn tả chính xác mình đang cảm thấy thế nào?
- Có một sở thích hay thói quen nhưng lại không thích nói chuyện về điều đó?
- Thể hiện sự độc lập và ý chí mạnh mẽ?
- Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình?
Con của bạn có nhiều hơn một phong cách học tập?
Đúng vậy, học thuyết trí thông minh đa dạng thừa nhận rằng con người sở hữu ít nhất bảy loại hoạt động trí tuệ hay trí thông minh, vì thế mỗi cá nhân có khả năng sử dụng mọi phong cách học tập. Tuy nhiên, mỗi người chỉ có một hoặc hai phong cách học tập có hiệu quả hơn khi họ học.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Các tiêu chuẩn đo lường sự phát triển trí thông minh ở trẻ

Ngày nay, việc nuôi dạy con không chỉ đơn thuần là giúp em bé khỏe mạnh về thể chất mà còn phải có những phát triển về tinh thần và trí tuệ. Làm thế nào để đánh giá đúng mức độ phát triển trí tuệ của bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ.
 Dinh dưỡng đầy đủ và sự giáo dục đúng cách giúp bé phát triển vượt trội -
Ảnh: Shutterstock
Sự phát triển về thể chất của trẻ đã được đo đạc bằng một hệ thống lý tưởng. Có 5 chức năng chính của não bộ sẽ được đánh giá khi kiểm tra trí thông minh và sự phát triển của trẻ: thị giác, nhận thức, tâm vận động, ngôn ngữ và giao tiếp.
Trí tuệ của trẻ cũng phát triển theo tuổi và cũng có những cột mốc để ta có thể biết được con mình đang ở giai đoạn nào của phát triển trí tuệ. Bình thường, một bé có khả năng ngồi một mình ở 7 tháng tuổi, cầm viết tô màu ở 11 tháng tuổi, gọi ba mẹ khi 30 tháng tuổi,… Tuy nhiên, một em bé sẽ được coi là vượt trội khi đạt được những điều đó sớm hơn khoảng 30%. Có nghĩa là 4 tháng tuổi bé đã tự ngồi một mình, cầm viết tô màu khi gần 8 tháng, nói được tên đầy đủ của mình khi vừa 21 tháng.
Sự vận động cũng giúp bạn nhận thấy sự thông minh của bé. Nếu bé hoạt động nhanh nhẹn, thích thú với những khám phá mới chứng tỏ não bé phát triển bình thường và nhạy bén. Bé thông minh còn được đánh giá qua hành vi giao tiếp. Dù còn nhỏ nhưng bé đã biết lắng nghe và quay đầu về phía có âm thanh, biết cười khi người lớn đùa hay khóc thét để phản đối một điều gì đó…
Trong giai đoạn 3 năm đầu, bé cần bạn liên tục theo dõi đánh giá, bạn có thể tham khảo các chuẩn phát triển từ các tài liệu trên trang Học viện IQ (www.hocvieniq.com) hoặc từ các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan như bác sĩ tâm lý và các chuyên gia giáo dục.
 
Tặng IQ cho con
Cha mẹ vẫn chưa có thói quen kiểm tra chỉ số phát triển trí tuệ mà luôn nghĩ rằng di truyền đóng vai trò chính trong việc tạo dựng trí thông minh. Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách giáo dục hoàn toàn có thể tối ưu hóa sự phát triển của não và đánh thức những tiềm năng về trí tuệ của trẻ.
Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển nhanh nhất của não bộ cả về khối lượng và chất lượng. Nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ đạt 80% kích thước của người trưởng thành khi trẻ lên 3 tuổi. Để nuôi dưỡng trí tuệ của bé một cách toàn diện, mẹ cần cho bé những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não của bé có thể kể đến là DHA, AA, Omega 3 và 6, taurine, choline, sắt, kẽm, a xít folic, iốt, lutein – giúp tăng cường thị giác và phospholipid – giúp thúc đẩy phát triển não bộ. Các chất này có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như các loại rau lá xanh thẫm, cá hồi, dầu thực vật, các loại thịt… Đặc biệt, hệ dưỡng chất này có đầy đủ trong một số sản phẩm sữa công thức hiện nay có trên thị trường. Đây là nguồn bổ sung dễ hấp thu cho bé và tiện dụng cho mẹ.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng thì nhận thức của trẻ còn do cách giáo dục ngay ban đầu của gia đình. Ngay từ khi bé biết đọc, biết nhận thức bố mẹ nên dạy từ những cái đơn giản nhất. Đừng quên dạy bé cách chào hỏi, kính trên – nhường dưới. Trả lời đúng những thắc mắc trẻ con của bé, không trả lời qua loa hoặc nói dối, bé rất dễ nhớ và bắt chước theo.
Dinh dưỡng đầy đủ và sự giáo dục đúng cách là món quà vô giá mà bạn tặng cho bé yêu của mình. Bé có thông minh và lanh lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn dành cho bé trong chính những năm đầu tiên này.