Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Các yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển trí não của trẻ

Di truyền, cân nặng, loại sữa uống...là một trong những yếu tố chính quyết định trong việc nuôi con thông minh.>>> 3 Loại trí thông minh "vàng" ở trẻ>>> Sự thông minh ở trẻ là mối quan tâm hàng đầu>>>  Những dạng năng lực nhằm đánh giá trí tuệ ở trẻ

Một em bé có thông minh, học giỏi hay không, ngoài nhờ giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác mà mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được. Muốn dạy con thông minh, chị em cũng cần lưu ý những điều sau:
Yếu tố 1: Di truyền
Nói chung, cha mẹ có chỉ số IQ cao thì chỉ số IQ của con thường không thể thấp.
Sự ảnh hương cuả tố di truyền đối với trí thông minh của trẻ cũng được phản ánh trong cả quan hệ họ hàng. Những dòng họ có truyền thống học giỏi thì con cái đời sau cũng được hưởng chỉ số IQ cao hơn đáng kể.
Yếu tố 2: Sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều hoạt chất có thể thúc đẩy phát triển não bộ của trẻ em, đặc biệt là axit amin đặc biệt được gọi là taurine. Taurine không chỉ giúp tăng số lượng các tế bào não, thúc đẩy sự phân hóa tế bào thần kinh và trưởng thành mà còn giúp nút dây thần kinh hình thành.
Lượng taurine giúp thúc đẩy phát triển trí tuệ của trẻ em ở sữa mẹ cao hơn gấp 10 lần sữa công thức bình thường. Theo khảo sát, trẻ em bú sữa mẹ làm bài thi IQ nhanh hơn trẻ em khác từ 3-10 phút. Chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Cambridge cũng cho hơn 30 trẻ em 7-8 tuổi làm bài kiểm tra IQ, và kết quả so sánh cho thấy rằng trẻ em bú sữa mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn so với trẻ ăn sữa công thức 10 điểm. 

Một em bé có thông minh, học giỏi hay không, ngoài nhờ giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác  (ảnh minh họa)
Yếu tố 3: Chế độ ăn uống
Trẻ bị nhồi nhét ăn thịt quá nhiều sẽ khiến trí thông minh bị giảm. Các nhà khoa học của trường Đại học Southampton đã tiến hành quan sát quá trình ăn uống của hơn 8000 người. Tất cả trong số họ đều có chỉ số IQ bình thường từ lúc còn nhỏ. Quá trình này được quan sát từ khi họ 10 tuổi cho đến hơn 30 tuổi. Trong số hơn 8 nghìn người đó, có một số người thích ăn cơm với các loại rau củ, số khác thích ăn cơm với các loại thịt.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển trẻ não cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ( Ảnh minh họa).

Kết quả quan sát cho thấy, những người có thói quen ăn cơm với rau củ có chỉ số thông minh tăng lên một cách rõ rệt, ngược lại, những người có thói quen ăn cơm với thịt chỉ số IQ ngày một giảm đi. Chỉ số IQ của những người thích ăn cơm với các loại thịt chỉ cao hơn so với hồi nhỏ là 15%, những người thích ăn cơm với các loại rau là 38%.
Trẻ em không ăn sáng cũng ảnh hưởng đến trí thông minh sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì lượng bữa ăn sáng có đầy đủ protein, carbohydrate, các vitamin và nguyên tố vi lượng là những thành phần quan trọng của não bộ. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Alexandra Singapore  đã tiến hành điều tra chế độ ăn uống và dinh dưỡng của các hộ gia đình ở châu Á trong sáu quốc gia và khu vực, bao gồm cả việc cho con ăn sáng, tình trạng phát triển trí não con và thành tích học tập của các bé. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ không ăn sáng ngoài việc kết quả học tập kém ra, phản ứng trí não cũng rất chậm.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: "Nếu bỏ qua bữa ăn sáng trong một thời gian dài, trí thông minh của trẻ sẽ giảm. Thậm chí, kể cả sau này cha mẹ có tốn sức khôi phục lại thói quen ăn uống lành mạnh, thì cũng không thể phục hồi độ tăng trưởng của não bộ, do đó, những trẻ này sẽ học kém hơn các bạn rất nhiều.
Yếu tố 4: Trọng lượng
Trẻ em cân nặng hơn 20% trẻ em bình thường thì tầm nhìn, thính giác, khả năng tiếp thu kiến ​​thức đều sẽ ở mức thấp hơn. Điều này là do trẻ béo phì bị quá nhiều chất béo vào não, các sợi thần kinh sẽ bị cản trở sự phát triển.
Ngoài ra, có rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, cũng không thuận lợi cho sự phát triển của não bộ. Những trẻ em này, ngoài một phần nhỏ do các yếu tố bệnh, thì thường bị còi cọc chủ yếu là do biếng ăn, khảnh ăn, chán ăn. Hầu hết các gia đình có một con hiện nay thường mắc hiện tượng này.
Yếu tố 5: Môi trường
Trẻ em sống trong môi trường khô khan, chẳng hạn như bị bỏ rơi, thiếu tình thương của cha mẹ thì chỉ số IQ sẽ thấp hơn. Theo khảo sát nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ trung bình của các trẻ em 3 tuổi sống trong các trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ đi vắng suốt ngày chỉ đạt 60,5. Ngược lại, những trẻ em 3 tuổi sống trong một môi trường tốt cho thấy chỉ số IQ trung bình lên tới 91,8

Phát triển trí tuệ cho trẻ 6 tuổi


6 tuổi, bé bắt đầu bước vào lớp một. Lúc này, trí tuệ của bé phát triển nhanh khiến cho bố mẹ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thế nào là sự phát triển trí tuệ bình thường của một đứa trẻ lên 6?
>>> 5 Loại thực phẩm làm giảm IQ ở trẻ
 >>> Những loại thực phẩm làm tăng IQ ở trẻ
>>> Học nhạc sớm  sẽ giúp trẻ thông minh hơn
 
trí thông minh ở trẻ 6 tuổi

Ảnh: sưu tầm
Tư duy của trẻ có tính hình tượng rõ rệt
Trẻ giai đoạn này có thể khắc họa trong óc những hình tượng sinh động, rõ rệt, gắn liền với sự vật xung quanh nó. Ví dụ:nói đến con chó, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con chó nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về chó.
Ở giai đoạn 4 đến 7 tuổi, trẻ có thể đặt tên cho tranh bôi vẽcủa chính mình. Trong quá trình phát triển khả năng về hội hoạ, các bé đều phát triển từ bôi vẽ không có hình tượng gì đến giai đoạn sơ bộ nắm được vật thể của thế giới sự vật xung quanh.
Đến một ngày nào đó, cha mẹ bé sẽ phát hiện ra, giữa những đường vạch lộn xộn trong bức tranh trẻ vẽ xuất hiện hình tượng có mắt, có mồm như người nhưng không hoàn toàn giống người. Đó chính là sự khởi đầu sáng tạo của trẻ.

Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày
Thể hiện rõ nhất ở việc trẻ nắm vững ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn từ và các cấu trúc ngữ pháp, có thể diễn giải ngôn ngữ một cách mạch lạc.
Gần như mọi trẻ em ở giai đoạn 6 tuổi đều thích nghe kể chuyện cổ tích. Ngay cả những câu chuyện đã nghe rồi, trẻ còn đòi người lớn kể lại một lần nữa, thậm chí đòi nghe lại nhiều lần.
Tại sao lại như vậy? Đó là do khi nghe truyện, trẻ có thể đương nhiên thể hiện được sức mạnh ngôn ngữ trong các câu chuyện. Không chỉ có thế, qua nghe kể chuyện vô hình chung trẻ dần dần hiểu được nhiều từ mà chúng chưa hiểu và cách dùng những từ đó.
Ví dụ: khi có người nói "con giao long làm người ta sợ mất hồn", trẻ không biết hình dáng con giao long, nhưng từ tình tiết đó trẻ hiểu được một phần tính chất của giao long.

Ở trẻ đã hình thành tư duy sơ đồ và tư duy logic
Trẻ có thể tìm ra những liên hệ bản chất của đồ vật - cơ sở của tư duy trừu tượng. Từ việc học thông qua quan sát và kinh nghiệm, trẻ đã có thể chuyển sang học bằng ngôn ngữ và logic.
Khi được 6 tuổi, trẻ không ngừng đặt ra những câu hỏi “vì sao”, “cái gì”, “như thế nào”... Nhờ đó, ở trẻ đã hình thành khả năng giải quyết các vấn đề. Trẻ có khái niệm về thời gian và các ngày trong tuần, khái niệm về con số, không gian, hình dáng, mầu sắc.
Ý thức về con số của trẻ không phải nhất thiết theo thứ tự từ 1 đến 2, 3 mà còn có thể bắt đầu từ con số 2. Đến khoảng 3 tuổi, đại bộ phận trẻ đều hiểu thế nào là 3. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã đếm được đến 50, nhưng con số có thể tự do vận dụng được chỉ đến trên dưới số 10.
Khả năng chú ý của trẻ 6 tuổi vẫn là chú ý ngắn hạn, trong khoảng 15 phút là nhiều nhất. Các bậc cha mẹ, giáo viên cũng nên lưu ý đặc điểm này khi chỉ dạy các em.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Liệu phát triển trí thông minh của trẻ là đã đủ ?


Ngoài di truyền thì dinh dưỡng và giáo dục là 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ (ảnh minh họa)Ngoài di truyền thì dinh dưỡng và giáo dục là 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ (ảnh minh họa)

Liệu phát triển trí thông minh của trẻ là đã đủ ?

 Sự phát triển toàn diện của trí não trẻ được đánh giá trên cơ sở tăng  trưởng và phát triển hệ thần kinh, ảnh hưởng đến hành vi, kỹ năng và  quá trình học tập của bé.


>>> 3 Loại thông minh "vàng" ở trẻ >>> 8 Bước đơn giản để giúp trẻ thông minh hơn >>> Sự thông minh ở trẻ là quan tâm hàng đầu
Để đo lường quá trình phát triển trí não của bé, các nhà khoa học đã đánh giá những kỹ năng mà trẻ thể hiện trên 4 khía cạnh then chốt: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. Chính vì thế, phát triển trí thông minh thôi là chưa đủ, việc phát triển trí não tốt hơn cho trẻ cần được xem xét trên cơ sở phát triển toàn diện cả 4 khía cạnh trên.


Để đo lường quá trình phát triển trí não của bé, các nhà khoa học đã đánh giá những kỹ năng mà trẻ thể hiện trên 4 khía cạnh then chốt: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. Chính vì thế, phát triển trí thông minh thôi là chưa đủ, việc phát triển trí não tốt hơn cho trẻ cần được xem xét trên cơ sở phát triển toàn diện cả 4 khía cạnh trên.


Não bộ của trẻ điều khiển 4 khía cạnh then chốt
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Anh nhận định về sự phát triển trí não tốt hơn của trẻ: “Các bậc phụ huynh ngày nay đã quan tâm nhiều đến sự phát triển toàn diện 4 khía cạnh then chốt của trí não gồm: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. Đây chính là cơ sở đánh giá sự phát triển trí não tốt hơn của trẻ, đang được áp dụng trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.”

Não bộ của trẻ điều khiển 4 khía cạnh then chốt


Giải thích cụ thể về 4 khía cạnh then chốt của sự phát triển trí não tốt hơn, tiến sĩ Minh Anh cho biết:
Trí thông minh là quá trình suy nghĩ, tư duy, tiếp nhận và xâu chuỗi thông tin… như nhận biết hình dáng đồ chơi, gương mặt người thân (từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi); chỉ đúng đồ vật mà mẹ gọi tên hay bắt chước được nhiều hành động của người lớn (trên 1 tuổi).
Vận động liên quan đến sự phối hợp vận động của các bộ phận như chuyển tư thế ngồi sang lẫy hoặc bò, đứng chập chững với sự trợ giúp (6 tháng - 9 tháng); đi trong đường hẹp, đi trên đường thẳng hoặc bước qua chướng ngại vật… (18 tháng – 24 tháng).
Cảm xúc gồm các tương tác như mỉm cười, chơi trò chơi, bắt chước và nhận biết cảm xúc người khác. 6 tháng, bé cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. 15 tháng, bé thể hiện tình cảm rõ ràng với người bé thích hoặc không thích.
Giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ, tương tác với người khác… Từ 6 tháng đến 9 tháng, bé thực hiện được biểu cảm đơn giản như lắc đầu/ gật đầu để thể hiện sự phản đối/ đồng ý. Trẻ từ 12 đến 18 tháng cần được tập nói những câu đơn giản, và bắt chước câu nói của người lớn.

4 khía cạnh then chốt của sự phát triển trí não tốt hơn


Làm gì để giúp bé phát triển trí não tốt hơn?
Ngoài di truyền thì dinh dưỡng và giáo dục chính là 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não tốt hơn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tư duy, nhận thức của trẻ.
“Giáo dục bao gồm những bài tập cụ thể, giúp bé vừa học vừa chơi, tác động trực tiếp lên khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy và nhận thức của trẻ. Trẻ được tiếp xúc với các tương tác khoa học phù hợp sẽ thực hiện được các kỹ năng sớm hơn, hoặc nhiều hơn so với độ tuổi” – tiến sĩ tâm lý Minh Anh chia sẻ.

Làm gì để giúp bé phát triển trí não tốt hơn


Dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sự phát triển chức năng của não, việc thiếu một số dưỡng chất thậm chí có thể làm giảm hoặc ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của hệ thần kinh. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2 khẳng định: “Dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho toàn bộ hoạt động trí não của trẻ. Cùng với các dưỡng chất quan trọng như Sắt, Choline, Kẽm, các Vitamin B thì DHA đóng vai trò cốt lõi, được xem là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não tốt hơn. DHA giúp gia tăng kết nối của các tế bào thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động thống nhất và hoàn thiện, là nền tảng vững chắc để bé phát triển trí não tốt hơn …”
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc bổ sung DHA với hàm lượng đúng khuyến nghị của FAO/WHO (17 mg DHA /100 kcal cho trẻ dưới 1 tuổi và 75 mg DHA mỗi ngày cho trẻ từ 1 tuổi trở lên) sẽ cải thiện khả năng tư duy, học hỏi của trẻ trong những năm đầu, giúp bé phát triển toàn diện cả 4 khía cạnh then chốt.